Giáo hội phật giáo Việt Nam
Thành phố Biên hòa
 
VP: Chùa Đức Quang, số 33 Đường Nguyễn Ái Quốc, Khu phố 1, phường Tân Phong, thành phố Biên Hoà. ĐT: 0251 394.6769. Email: btspgbienhoa@gmail.com. ngày làm việc: thứ 2 - 4 - 6 trong tuần.

Đặt câu hỏi trực tuyến

Hỏi đáp phật pháp

THÔNG BÁO KHOÁ TU MÙA HÈ 2023
Thừa sự chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Tp. Biên Hoà, Ban Hướng dẫn Phật tử Phật giáo Tp. Biên Hoà và Tổ đình Phước Viên, sẽ tổ chức Khoá tu Mùa Hè 2023 từ ngày 03 đến ngày 09 tháng 7 năm 2023 (Nhằm ngày 16 - 22. 5. Quý Mão), với chủ đề: TUỔI TRẺ VỚI HÀNH TRANG BI - TRÍ - DŨNG. Khoá tu Mùa Hè là môi trường giúp các bạn trẻ được trau dồi các kỹ năng sống; giao lưu, gặp gỡ những người bạn thiện lành; và đặc biệt là được tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân với những chương trình vô cùng giá trị và ý nghĩa. Ban Tổ chức kính báo tới các bậc phụ huynh, các bạn sinh viên, học sinh được biết để đăng ký.
✨
THỂ LỆ ĐĂNG KÝ: + Số lượng: 500 em. + Độ tuổi đăng ký từ 15 đến 25. + Giấy Đăng ký KHOÁ TU MÙA HÈ - Kèm theo thẻ CCCD hoặc giấy Khai sinh (photo) và 03 hình thẻ 3x4.
📤
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Bắt đầu từ ngày 06 đến ngày 28 tháng 6 năm 2023. Trường hợp trước thời gian trên mà Ban tổ chức đã tiếp nhận đủ số lượng 500 em thì cũng sẽ ngưng việc tiếp nhận Khoá sinh.
📤
Hồ sơ đăng ký xin gửi về: Tổ đình Phước Viên, khu Phố 5, phường Tân Hiệp, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
☎️
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại: - 0902937071 (Thầy Quảng Pháp) - 0944776465 (Phật tử Quảng Trường) Hoặc trang Fanface: Tổ Đình Phước Viên này ạ. ---------------------------------- Mẫu đơn đăng ký Khoá Tu Mùa Hè 2023
🔘
🔘
 

 

 

Đáp: Nam Mô A Di Đà Phật: Thân Chào Bạn! Bạn đặt ra một câu hỏi rất hay, nhằm làm cơ sở để thầy và bạn làm rõ vấn đề, mà đối với xã hội ngày này cần phải vượt ra, những quan điểm không đưa đến giá trị hạnh phúc đích thực. Xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, nhất là trí tuệ con người đã vượt ra ngoài vũ trụ, tìm đến những hành tinh khác xa hơn, không còn nằm ở trong hệ mặt trời nữa qua đó chúng ta thấy việc xem Tử vi, bói toán không cần thiết nữa. Nhưng ở một góc độ nào đó thầy thấy xem việc Tử vi, bói toán là rất hay, mang tính ứng dụng tâm lý rất đang phải nói. Chính thầy năm xưa cũng rất thích học môn này, xem ngày tốt khai trương, cưới hỏi, đám tang, xây nhà, thầy đã học hết tất cả, bản thân học để biết, nhằm ứng dụng vào hoàn cảnh vào đó, khi cần thiết thì sao. Thật sự việc xem tử vi rất có tính hữu ích, nếu chúng ta biết ứng dụng nó, tại sao ở góc độ này thầy lại nói vấn đề xem tử vi lại có ích, khi nghiên cứu Tâm lý con người thầy mới hiểu ra một điều, những người xem tử vi, tin bói toán thường là những người có “vấn đề” hoặc là về gia đạo, hay công danh sự nghiệp không như ý, hay cũng có thể đang lo toan một điều gì không rõ nét. Họ cũng có thể là những người thường có tâm mong cầu và tâm sợ hãi, cùng là thiếu niềm tin nơi chính mình và lại hay tin vào việc bói toán hoặc tin vào một đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài, và nếu là một Phật tử thì họ xem ông Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui giáng họa. Nhiều lúc thầy phải ứng dụng xem tử vi, bởi sao khi con người quá sợ hãi trước vấn nạn họ đang gặp phải, mà chúng ta lại nói quy luật nhân quả, thì chỉ khiến họ thêm tổn thương về sự sợ hãi trong họ lớn hơn, tùy người mà xem bệnh cho phương pháp, chứ ai đến cũng nói giáo lý Phật họ không nghe đâu, bởi họ thấy không cần thiết. Từ đó ta thấy ai đến với Đạo Phật thì ít nhiều gì, người đó đã tỉnh thức hay giác ngộ được điều gì trong đời. Thành ra người hướng dẫn đạo phải hiểu, để ứng dụng có tính linh hoạt và uyển chuyển, hướng đạo cho mọi người, đến lúc cần thiết và đủ duyên thì hãy hướng con người đến đúng chân lý Phật. Phật giáo quan niệm, con người không phải do một đấng nào đó tạo ra, có thể bị sai sử, bị thưởng phạt, cho sống hay cho chết. Người Phật giáo không tin vào cái gọi là "định mệnh" an bài. Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên. Tiến trình nhân và quả không do một nhân vật toàn năng nào điều khiển và định đoạt mà do hành động qua thân, khẩu và ý của chúng ta hằng ngày. Ðó là một định luật tự nhiên. Chúng ta trách nhiệm về những hành động chúng ta làm, thì chúng ta cũng phải gánh trách nhiệm về hậu quả của những hành động ấy. Thân chúc bạn hiểu rộng ra nhiều phía cạnh góc nhìn, nhằm áp dụng có những hữu ích trong cuộc sống.

Nam Mô A Di Đà Phật: Thân Chào Bạn! Phật giáo không còn nằm ở phương Đông nữa. Theo quy luật tiến hóa, giao lưu dần dần Phật giáo đã chuyển đến phương Tây. Phương Tây với những điều kiện xã hội, kinh tế và khoa học tiên tiến nhất trên thế giới sẽ có thể trở thành đầu tàu cho sự chấn hưng của đạo Phật trong thiên niên kỷ mới. Phật giáo đã phát triển thành một tôn giáo triết học đang phát triển nhanh chóng ở phương Tây, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng, đã biên soạn, trước tác, biên dịch xuất bản hàng nghìn đầu sách Phật học, triết học Phật giáo và nhiều xuất bản phẩm được Hollywood yêu chuộng dựng thành phim. Tiến sĩ John Harding, Phó Giáo sư Đại học Lethbridge, Canada, Điều phối viên Nghiên cứu châu Á đã dày công nghiên cứu, tìm lời giải: Tại sao Phật giáo lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp vậy? Ông muốn hiểu rõ hơn những tính chất đã định hình Phật giáo xuyên lục địa từ châu Á sang châu Âu và Bắc Mỹ cách đây 150 năm. Ông hy vọng xóa bỏ quan niệm sai lầm phổ biến của Phật giáo hiện đại, nhất là khi được thực hành ở quốc gia Canada, chủ yếu chịu ảnh hưởng của phương Tây và chứng minh rằng các phong trào cải cách ở Á châu đã đóng góp to lớn cho sự chuyển đổi toàn cầu của Phật giáo. Tiến sĩ John Harding đã chia sẻ: “Chúng ta càng nhìn vào lịch sử càng rõ ràng có nhiều đặc điểm của Phật giáo hiện đại, được xem như phương Tây hóa thực sự bắt đầu ở châu Á. Chúng ta cần nhìn vào tất cả các mối liên kết toàn cầu, từ đó tinh tế truyền thông về những khám phá Phật giáo ở phương Tây”. Suốt một thế kỷ vừa qua tại châu Á, các nước như Tích Lan, Bhutan và Miến Điện đã có được sự bảo trợ của chính phủ trong việc truyền bá và duy trì Phật pháp, Phật giáo đã được coi trọng trong hiến pháp của các quốc gia đó. Tây Tạng phần lớn theo đại thừa Phật giáo, đặc biệt là Kim Cang tông và Mật tông. Hàng ngàn tăng sĩ và cư sĩ đã rời bỏ đất nước Tây Tạng sang tị nạn ở Ấn Độ và các nước phương Tây. Giới Phật giáo ở Lào, Cam Bốt, Miến Điệ?… cũng gặp phải những tình trạng tương tự như vậy trong thế kỷ vừa qua. Một sự phát triển khác ở châu Á trong thế kỷ vừa qua là sự xuất hiện các tác giả và nhà báo phương Tây đã đến các quốc gia châu Á để nghiên cứu Phật giáo. Họ cùng với những nhà trí thức Phật giáo ở các nước châu Á đã viết, biên sọan, dịch thuật và cho xuất bản hàng triệu kinh điển Phật giáo. Về mặt này, Thái Lan, Tích Lan và Miến Điện đã xuất bản hàng trăm kinh điển mà hầu hết có liên quan đến kinh tạng Pali, Tây tạng đã in ra hàng ngàn những pháp thọai giác ngộ, cuộc đời của các Lama cũng như đời sống tu hành và du mục của tăng ni và người dân Tây Tạng. Thêm vào đó nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành tin học, phương tiện viễn thông trên mạng internet, webside… nên pháp thoại của Đức Phật, của các Lama tu chứng, các thiền sư và pháp sư… được truyền bá phổ biến rộng rãi và nhanh chóng cho tất cả mọi người ở mọi lúc và mọi nơi một cách rất hiệu quả. Từ đầu thế kỷ XX, Phật giáo đã đánh thức sự quan tâm đáng kể ở phương Tây với những nền tảng như trên và có nhiều người đã tiếp thu những quan điểm của các hiệp hội phương Tây hoặc của Phật giáo hoặc của những người có tình cảm với Phật giáo. Điều này có lẽ được minh họa nhiều nhất từ lời phát biểu của nhà đại khoa học Albert Einstein ở thế kỷ XX rằng mặc dù ông không phải là một người theo tôn giáo, nhưng nếu là người có tín ngưỡng thì ông sẽ chọn là một phật tử. Phật giáo đã chiếm một vị trí nào đó trong tâm tư của quần chúng và trong nhiều nước, đạo phật đã trở thành một tôn giáo thứ ba sau Ky Tô giáo và Hồi giáo. Một trong những đặc điểm đầu tiên có thể được đánh giá cao là Phật giáo không bị hạn cuộc bởi văn hóa (culture-bound), nói như vậy có nghĩa là Phật giáo có thể hòa đồng mà không bị giới hạn bởi bất kỳ xã hội hoặc nhóm chủng tộc nào, trong khi đó có vài tôn giáo khác thì bị hạn cuộc vào văn hóa, chẳng hạn như Do Thái Giáo, Ấn Giáo... Suốt thế kỷ XX, Phật giáo đã dễ dàng du nhập vào các nước phương Tây từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác, bởi vì trọng tâm của Phật giáo là nhấn mạnh trong sự tu tập nội tâm hơn là các hình thức lễ nghi tôn giáo bên ngoài. Cũng giống như các truyền thống Phật giáo của các nước như Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam, trong suốt các thế kỷ vừa qua, Phật giáo ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Ý, Mỹ đã được nổi dậy và phát triển. Phật giáo đã trở nên phổ biến ở phương Tây vì các yếu tố như tính thiết thực của Đạo Phật (phương pháp tu tập), cách ứng xử đối với các vấn đề thực tiển và không quan tâm đến các vấn đề học thuật cũng như lý thuyết siêu hình. Phật giáo đáp ứng nhu cầu của con người. Tại phương Tây, người ta quan tâm đến Phật giáo chính là để giải quyết những vấn đề cơ bản, tức thì của cuộc sống hàng ngày và để tìm giải pháp cho những bối rối về tình cảm. Thường họ đến với Phật giáo bởi những vấn đề tức thời và sau đó thường ở lại với Phật giáo, để đi tìm hiểu vấn đề sâu hơn. Người phương Tây muốn những công cụ hữu ích mà họ có thể ứng dụng trong những tình huống khó khăn cấp thời, và Phật giáo cùng với những sự giải thích có thể hỗ trợ họ và giúp họ tìm ra những giải pháp. Phật giáo được xem như là hệ thống luân lý đạo đức có thể cùng để phát triển một trạng thái tâm an lạc, và có thể phục vụ như một phương tiện hữu hiệu trong việc cân bằng và đưa ra những điều lệ cho một lối sống bên ngoài của con người." Và phương pháp để giúp người phương Tây đạt được sự trong sáng, chánh niệm trước lối sống vật chất đó thì không gì khác hơn là thiền định. Thiền định Phật giáo đã là một đề tài thu hút người phương Tây suốt thế kỷ vừa qua. Ngoài ra với khuynh hướng "Thế tục hóa tâm linh," cho nên đa phần đạo Phật ở phương Tây chủ yếu đạo của những người cư sĩ. Những vị phật tử tại gia này vẫn tiếp tục sống đời sống với gia đình, với xã hội nhưng tuân theo lời Phật dạy. Trong khi áp dụng đạo Phật vào xã hội phương Tây với những đặc điểm đặc thù của nó, người phật tử phương Tây bắt buộc phải sáng tạo, khế cơ, tìm ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề của thời đại, và hợp theo tinh thần của đạo Phật. Đối với họ đó là một vấn đề tự nhiên và tất nhiên, bởi vì không thể nào tránh khỏi đổi thay và chọn lựa, trong khi áp dụng một giáo lý cổ xưa, thuộc vào một nền văn minh xa lạ. Đó là nguồn sinh khí mới mà đạo Phật phương Tây mang lại cho Phật giáo thế giới là một cái nhìn mới về đạo Phật, và những kinh nghiệm mới, trong khi áp dụng đạo Phật vào cuộc sống mới. Tất cả điều này đã chứng tỏ rằng người phương Tây đã rất quan tâm đến Phật giáo. Hội nghị truyền bá Phật giáo đầu tiên tổ chức tại Kyoto vào tháng 4/1998 đã quyết định truyền bá Phật giáo vào phương Tây trong kế họach của thế kỷ XXI này. Như vậy Phật giáo không còn nằm ở phương Đông nữa, mà theo quy luật tiến hóa giao lưu dần dần chuyển đến phương Tây. Đạo Phật phương Tây sẽ là đầu tàu cho sự chấn hưng của đạo Phật với những điều kiện xã hội, kinh tế và khoa học tiên tiến nhất trên thế giới. "Sự gặp gỡ giữa đạo Phật và phương Tây trong thế kỷ 20 là một điều bổ ích, không riêng cho phương Tây mà cho cả thế giới nữa. Đây là một dịp may lớn đối với đạo Phật, sẽ mang lại cho đạo Phật một nguồn sinh khí cần thiết. Đó có thể là một cuộc chuyển pháp luân mới." Thân chúc bạn, niềm tin kiên cố, trí tuệ hoa khai.

Đáp: Nam Mô A Di Đà Phật: Thân chào bạn! Hôm nay thầy trả lời câu hỏi của bạn hơi trễ, thầy cũng xin cáo lỗ sự chậm trễ này, khi đọc những dòng chữ chia sẻ từ đáy lòng của bạn, thầy hiểu và cảm nhận hết những nỗi lòng của một người cháu đối bà ngoại, từ những sự yêu thương của bà ngoài, và bà rất quan tâm các cháu đặc biệt nhất đối với bạn, tình cảm ấy vẫn tồn tại trong tận đáy lòng, và chan chứa bao kỷ niệm giữa bà cháu. Thật đáng tiếc bà đã đi xa ở phương trời nào đó xa xôi, theo những đám mây vô định, thương thay cho nỗi lòng của bạn. Về sự việc được diễn ra vào lúc bạn còn quá nhỏ, cái độ tuổi dậy thì, khoảng chừng mười bốn mười năm tuổi, độ tuổi này vẫn chưa nhận hiểu hết tiến trình phát triển cơ thể và tâm lý, để kịp thời chỉnh sửa cử chỉ lời nói hay hơn, thành ra có những chuyện xảy ra vô tình làm cho bạn hối hận đến tận hôm nay, và luôn tự hỏi bản thân tại sao mình lại có những hành động thiếu tình cảm đó với bà ngoại. Khi hiểu về quá trình phát triển tâm sinh lý độ tuổi dậy thì, sẽ có rất nhiều diễn biến thay đổi, rõ rệt nhất là hình thể con người, đến tâm lý tính cách cũng thay đổi theo. Giai đoạn này con người luôn tỏ ra bực bội, khó chịu, nóng hận khi ai đụng đến sự tự ái của bản thân, nhất là có cảm giác sợ khi có ai đụng chạm cơ thể, tức khắc ta phản ứng chống đối lại một cách quyết liệt trước hành động đó, tùy là người đó cha mẹ hay ông bà. Chúng ta mặc niệm con lớn rồi muốn ngủ một mình, sự thay đổi cơ thể sinh học này có thể thay đổi nội tiết tố hornone giới tính, để dễ nhận hiểu sự thay đổi tâm lý tính cách này của con người. Đối với bà ngoại lúc đó là người từng trải sẽ hiểu, tại sao cháu bà lại có những hành động cử chỉ đó, và đã bà hiểu quá trình phát triển tâm sinh lý của cháu bà, theo thầy hiểu thì bà ngoại đã tha thứ và yêu thương ngay từ ngày đó rồi, cháu bà nuôi bà hiểu. Thành ra bây giờ thầy tin chắc bà ngoại đang mĩm cười hạnh phúc, khi nhìn thấy cháu bà mỗi ngày mỗi trưởng thành hơn, biết tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, những hành động này của bạn, là một sự ấm lòng đối với bà ngoại. Khi ta có một sự quán chiếu vào sâu tâm hồn nội tại của chính mình, bạn sẽ thấy bà ngoại vẫn đang hiện diện tại đây, trong cơ thể của chính bạn, bạn là sự tiếp nối truyền thống, từ Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ. Bà ngoại theo thầy thấy không mất đi đâu hết, đang hiện diện trong từng nhịp đập của trái tim, tế bào của bạn, bạn hãy nhìn sấu quán chiếu vào sâu tâm hồn sẽ thấy sự tiếp nối bản thân đối với Ông bà, cha mẹ mình sẽ hiểu. Bạn có chia sẻ là sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân từng ngày, luôn tuân theo lời Phật dạy, làm tốt nhất có thể. Việc bạn cần làm đó là báo hiếu Cha mẹ tại tiền, bản thân đã biết tu tập thì rất quý, còn quý hơn nữa đó là hướng dẫn cha mẹ tu tập, nếu cha mẹ chưa Quy y Tam Bảo, thì hướng dẫn cha mẹ Quy y Tam Bảo, nếu cha mẹ chưa tin nhân quả, thì phải hướng cha mẹ phải tin luật nhân quả, nếu cha mẹ chưa làm điều thiện thì hướng dẫn cha mẹ làm điều thiện. Khi bạn đã hiểu và nhận thấy phương pháp tu tập của Đạo Phật đem lại lợi ích, có công năng giải từ nghiệp xấu ác, đem lại sự an lạc và phước báu, thầy mong bạn tinh tấn hơn nữa, thực hành các pháp môn như trì giới đã lãnh thọ, làm những việc bố thí, kham nhẫn với những việc không như ý xảy ra trong đời, hầu đem những công đức đó hồi hướng bà ngoại sanh về cảnh giới an lạc, thứ đến nữa cầu nguyện gia đạo cha mẹ trường thọ, bình an. Thân chúc bạn, vững tâm kiên cố tu hành, phước báu đủ đầy an lành trong ánh đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật: Thân chào bạn! Thật lành thay, hạnh phúc thay, bạn đã hỏi một câu hỏi về phương pháp tu tập, theo giáo lý nhà Phật đó cách thức hành trì chú Đại Bi, quan trọng nhất nữa đó là ý nghĩa thủ nhãn ấn pháp là gì? Nếu chỉ biết trì niệm chú Đại Bi không, mà không hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, thì giống như người có tay mà không có chân vậy, nên không thể đi được vậy. Mặt khác, nếu chỉ biết hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, mà không trì niệm chú Đại Bi thì cũng như người có chân mà không có tay, không làm gì được cả. Cũng vô dụng mà thôi. Vậy nên để liễu nghĩa chú Đại Bi, trước hết quí vị phải thông đạt bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, rồi phải trì tụng chú Đại Bi nữa, mới được gọi là người thành tựu rốt ráo diệu pháp này của chư Phật. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, ở đây thầy sẽ triển khai 10 thủ nhãn ấn pháp đầu tiên, để quý vị hiểu được ý nghĩa của chú Đại Bi, có nhân duyên sau nữa thầy sẽ triển khai phần còn lại để quý vị hiểu một cách rốt ráo. 01. Nếu chúng sanh nào muốn được giàu lớn, có nhiều thứ châu báu, đồ dùng, nên cầu nơi tay cầm châu như ý. Chân ngôn rằng: Án–, phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra. 02. Nếu bị các việc khuấy rối, muốn được an ổn, nên cầu nơi tay cầm dây quyến sách. Chân ngôn rằng: Án — chỉ rị, lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra. 03. Nếu muốn trị các thứ bịnh trong bụng, nên cầu nơi tay cầm cái bát báu. Chân ngôn rằng: Án–, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhựt-ra, hồng phấn tra. 04. Nếu muốn hàng phục tất cả quỷ, thần, vọng, lượng, nên cầu nơi tay cầm gươm báu. Chân ngôn rằng: Án – đế thế, đế nhá, đổ vĩ nảnh, đổ đề bà đà dã, hồng phấn tra. 05. Nếu muốn hàng phục tất cả thiên ma thần, nên cầu nơi tay cầm bạt chiết la Chân ngôn rằng: Án – nễ bệ nễ bệ, nễ bà dã, ma ha thất rị duệ, tát-phạ hạ. 06. Nếu muốn hàng phục tất cả oán tặc, nên cầu nơi tay cầm chày kim cang. Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, chỉ nãnh, chỉ nãnh, bát-ra nễ bát đa dã, tá-phạ hạ. 07. Nếu muốn trừ tánh ở tất cả chỗ sợ hãi không yên, nên cầu nơi tay thí vô úy. Chân ngôn rằng: Án – phạ nhựt-ra, nẵng dã, hồng phấn tra 08. Nếu muốn trị bịnh mắt mờ không thấy ánh sáng, nên cầu nơi tay cầm châu nhựt tinh ma ni. Chân ngôn rằng: Án –, độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ. 09. Nếu bị bịnh nhiệt độc, muốn được mát mẻ hết bịnh, nên cầu nơi tay cầm châu nguyệt tinh ma ni. Chân ngôn rằng: Án – tô tất địa, yết rị, tát-phạ hạ. 10. Nếu muốn được làm quan, lên chức, nên cầu nơi tay cầm cung báu. Chân ngôn rằng: Án – a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ. Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.