Thời hoàng kim của Phật giáo thế giới:
PHẬT GIÁO DỌC THEO CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
Sau khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni Đại-bát-niết-bàn, giáo lý phổ quát, phi tông phái, thậm thâm vi diệu của ngài không chỉ được hoằng truyền trong giới hạn phạm vi đất nước Ấn Độ, mà giáo pháp ấy còn vượt biên cương, truyền bá khắp châu Á và các vùng lãnh thổ còn lại của thế giới bằng các ngả đường biển, đường sa mạc, đường núi đồi.
Tại miền Tây-Bắc Ấn, trong suốt thế kỷ thứ 2 Tây lịch đã hình thành nên một mạng lưới con đường thương mại cổ xưa vốn được gọi là Con đường Tơ lụa. Các tầng lớp nhân dân khác nhau như: giới thương gia, giới kinh doanh, giới học giả, giới tu hành và giới truyền đạo đã sử dụng Con đường Tơ lụa này để truyền bá những tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật và kinh điển khác nhau.
Một trong những tượng Phật của Nghệ thuật Phật giáo Gandhara
thể hiện sự giao thoa văn hóa Ấn Độ- Hy Lạp
Một trong những triết thuyết uyên áo được truyền bá trên Con đường Tơ lụa này là Phật pháp. Công cuộc truyền bá Phật giáo và nghệ thuật Phật giáo được khởi thủy từ miền Tây-Bắc Ấn đến các quốc gia ngày nay là: Pakistan, Afghanistan, Trung Á, Tân Cương (Turkistan thuộc Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Quả là thiếu sót khi đề cập đến công cuộc xiển dương Phật pháp từ vùng Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ đến các vùng đất khác mà không nhắc đến sự trợ duyên của Hoàng đế Ashoka của Đế chế Maurya, Hoàng đế Menander và Hoàng đế Kanishka của Vương triều Kushan.
Trong lịch sử đạo Phật, sau khi đức Phật Thích-ca Đại-bát-niết-bàn, Hoàng đế Ashoka được xem như là người hộ pháp hoàng gia vĩ đại đầu tiên của Phật giáo. Chính nhờ nỗ lực và quyết tâm của Hoàng đế Ashoka mà Phật giáo đã chiếm vị trí nổi bật cả ở Ấn Độ lẫn ở nước ngoài. Phật giáo là triết học tôn giáo đầu tiên được truyền bá dọc theo Con đường Tơ lụa từ Ấn Độ đến vùng Gandhara, Trung Á cho đến Trung Quốc.
Theo các nguồn sử liệu Phật giáo, vào năm 247 trước Tây lịch, Hoàng đế Ashoka đã tổ chức Hội đồng (kết tập kinh điển) Phật giáo lần thứ 3 tại Pataliputra (nay là Patna) dưới sự chủ trì của tôn giả Moggaliputta Tissa.
Hội đồng này được tiến hành nhằm mục đích bảo tồn lời Phật dạy dưới dạng nguyên thủy nhất. Sau khi Hội đồng (kết tập kinh điển) Phật giáo lần thứ 3 bế mạc, chư tôn đức trưởng lão đã quyết định công cử các giảng sư đến các quốc gia trên thế giới hoằng dương Phật pháp. Do đó, Hoàng đế Ashoka đã phái khiển quý giảng sư đến các quốc gia ngoài Ấn Độ thông qua các tuyến đường bộ, đường biển. Nhờ vậy, Phật giáo đã được truyền đến các vùng đất phía tây của Ấn Độ ở Trung Á và các quốc gia cạnh sườn phía nam như Sri Lanka.
Các nguồn sử liệu đều nói rằng, Hoàng đế Ashoka đã chỉ định nhà sư Majjhantika vân du đến Kashmir và Gandhara, thế nhưng rốt cuộc, Phật giáo đã truyền đến tận Trung Quốc và sau đó phát triển mạnh đến Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, Hoàng đế Ashoka cũng công cử con trai Mahindra và con gái Sanghamitra của ngài du hóa các quốc gia phía nam truyền bá Phật pháp đến tận Sri Lanka.
Khi Đế chế của Hoàng đế Ashoka bành trướng đến biên giới tây bắc của Punjab, các nhà sư Phật giáo được tự do di chuyển khắp cả khu vực.
Một truyền thống của người Khotan cổ xưa cho rằng Vijayasambhava, cháu trai của Hoàng đế Ashoka là người đã giới thiệu Phật giáo ở Khotan. Theo truyền thống này, Arya Vairocana, một học giả Phật giáo xuất thân từ Ấn Độ, đã đến Khotan và trở thành giáo thọ của Quốc vương Khotan.
Cùng với sự hiện diện của ngài Arya Vairocana là một tu viện Phật giáo đầu tiên ở Khotan được xây dựng vào năm 211 trước Tây lịch. Vì vậy, trong suốt triều đại Vua Ashoka, Phật giáo nổi lên như là một tôn giáo minh bạch với nhiều tiềm năng được phép truyền bá rộng rãi.
Sau khi Đế chế Mauryan suy vi, người Hy Lạp thiết lập quyền cai trị tại Afghanistan và vùng Tây-bắc Ấn Độ. Tường thuật về Quốc vương Menander (còn gọi là Vua Milinda), một trong số những nhà cai trị người Hy Lạp, được tìm thấy trong tác phẩm văn học Phật giáo tiếng Pali là Milinda Panha (Thắc mắc của Vua Milinda). Tác phẩm văn học này ghi chép về cuộc đối thoại giữa Quốc vương Menander và nhà sư Phật giáo Ấn Độ Nagasena. Trong đó, bằng kỹ năng sư phạm bậc thầy, nhà sư Nagasena đã thành công trong việc giải đáp những thắc mắc, nghi vấn của Quốc vương Menander để cuối cùng vị Vua này đã phát nguyện quy y Tam bảo, thực hành theo đạo Phật.
Tác phẩm Milinda Panha cho biết Quốc vương Menander đã cúng dường Tăng đoàn và cũng đã xây dựng một tu viện với danh xưng Milinda-vihara để hiến cúng nhà sư Nagasena. Bên cạnh đó, bánh xe Pháp luân của Phật giáo còn được phát hiện khắc trên các đồng tiền của triều đại Menander và nhà Vua còn là một nhà bảo trợ và hộ pháp vĩ đại của Phât giáo cho đến khi ngài trút hơi thở cuối cùng.
Sau đó, nền tảng Phật giáo dọc theo con đường Trung Á càng được củng cố hơn nữa bởi Hoàng đế Kanishka của Đế chế Kushana, người có quyền cai trị một quốc gia rộng lớn trải dài từ Hindu Kush ngày nay đến Kabul, Gandhara, Bắc Pakistan và Tây-bắc Ấn Độ.
Vì vây, một hoạt động truyền bá Phật giáo không ngừng được tiến hành từ Tây-bắc Ấn Độ đến các vùng dọc theo Con đường Tơ lụa. Lịch sử Phật giáo ghi chép rằng Hoàng đế Kanishka đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo. Nhờ sự bảo trợ của ngài mà Hội đồng (kết tập kinh điển) lần thứ 4 được triệu tập ở Kashmir dưới sự chủ trì của hai Đại sư Vasumitra và Ashvagosha.
Không những thế, trong suốt triều đại của Hoàng đế Kanishka, một phong cách nghệ thuật Ấn Độ-Hy Lạp, còn gọi là Nghệ thuật Gandhara được phát triển, thịnh hành hầu hết ở Punjab và Tây-bắc Ấn Độ. Điển hình của nghệ thuật này là những tranh, tượng Phật giáo vô cùng sống động ở vùng Hy Mã Lạp Sơn thuộc tiểu bang Ladakh.
Như vậy, con đường thương mại cổ xưa đã đóng một vai trò rất có ý nghĩa trong việc phổ biến Phật giáo vượt biên giới lãnh thổ Ấn Độ. Nghệ thuật Phật giáo xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ đã góp phần quan trọng trong việc xiển dương Phật pháp đến Trung Á và các quốc gia vùng Viễn Đông, để rồi thích ứng với phong cách và chuẩn mực bản địa trong mỗi quốc gia mà Phật giáo vừa mới truyền đến.
Chùa Phúc Lâm, mùa Vu Lan PL. 2566 – 23/ 08/ 2022
---------//----------
* Dịch từ nguyên tác Anh ngữ:
BUDDHISM ALONG THE SILK ROUTE của
By Phuntsog Dolma / IANS / July 12, 2022
After the Mahaparinirvana of Shakyamuni Buddha, his profound non-sectarian, universal teachings were not confined to the borders of India but rather travelled throughout Asia, crossing the paths of oceans, deserts and mountains and reaching to the rest of the world.
In the North-West of India, a network of ancient trade routes popularly known as Silk Route originated during the 2nd century A.D. It was used by different sections of people like merchants, traders, scholars, monks and missionaries etc. with which different ideas, culture, art and scriptures also travelled along.
One of the essential philosophies that transmitted through this route was the Buddha Dharma. The dissemination of Buddhism and Buddhist art was launched from northwestern India to modern Pakistan, Afghanistan, Central Asia, Xinjiang (Chinese Turkistan), China, Korea and Japan.
The transmission of Buddha Dharma from the North-West region of the Indian sub-continent to other land is incomplete without mentioning the royal patronage of King Ashoka of Maurya Empire, King Menander and King Kanishka of the Kushan Empire.
In Buddhist history, King Ashoka is considered as the first great royal patron of Buddhism post the Mahaparinirvana of Shakyamuni Buddha. It was through his efforts and determination that Buddhism came to occupy a prominent position in both India and abroad. Buddhism was the first religious philosophy that transmitted along the Silk Route from India to Gandhara region, Central Asia up to China.
According to Buddhist historical sources, King Ashoka organised the Third Buddhist Council under the chairmanship of Moggaliputta Tissa at Pataliputra (now Patna) in 247 B.C.
This council was conducted to preserve Buddha's teaching in its purest form. Post this council, it was decided to send Buddhist religious missionaries to different parts of the world. Consequently, King Ashoka sent out Buddhist missionaries to countries outside India through land and sea routes, thus reaching the lands west of India in Central Asia and South costal countries like Sri Lanka.
Historical sources mentioned that he deputed monk Majjhantika to travel to Kashmir and Gandhara region though which Buddhism eventually reached China and thereafter further flourished up to Korea and Japan. Besides, he also sent his son Mahindra and daughter Sanghamitra to the southern countries as far as Sri Lanka.
As Ashoka's empire extended to the northwestern borders of Punjab, the Buddhist monks were free to move throughout the region.
An ancient Khotanese tradition credits Vijayasambhava, a grandson of King Ashoka, for introducing Buddhism in Khotan. According to this tradition, Arya Vairocana, a Buddhist scholar from India, came to Khotan and became the preceptor of the Khotanese King.
With this the first Buddhist monastery in Khotan was erected in 211 B.C. Thus, during the Ashokan period, Buddhism emerged as a distinct religion with great potential for expansion.
After the decline of the Mauryan Empire, the Greeks established its suzerainty over Afghanistan and the north-western region of India. Among the Greek rulers, the account of King Menander (also known as Milinda) is found in the Pali Buddhist literature called Milinda Panha (Question of Milinda). This text records a dialogue between King Menander and Indian Buddhist monk Nagasena where the latter through his masterly skill was successful in resolving the doubts of the King that ultimately led him to embracing Buddhism.
It says the King made donations to Sangha and also built a monastery called Milinda-vihara and gifted it to Nagasena. Besides, the Buddhist wheel of Dharmachakra was found on the coins of Menander period and the king remained a great patron and supporter of Buddhism till his last breath.
Subsequently, the foundation of Buddhism along the Central Asian route was further strengthened by King Kanishka of the Kushana Empire whose suzerainty was stretched from today's Hindu Kush to Kabul, Gandhara, northern Pakistan and north-west India.
Therefore, a ceaseless missionary activity was carried out from north-west India to the regions along the Silk Route. Buddhist history records that King Kanishka played a vital role in the history of Buddhism. Under his patronage, the fourth Buddhist Council in Kashmir was convened, which was presided over by Vasumitra and Ashvagosha.
Also, during his period a new style of Indo-Greek art known as Gandhara Art was developed that flourished mostly in Punjab and north-western India. An example of this art is very much alive in the form of Buddhist paintings and statues in the Himalayan region of Ladakh.
Thus, the ancient trade route played a significant role in disseminating Buddhism beyond the Indian territory. Buddhist art that originated on the Indian subcontinent played a vital role in the proliferation of Buddha Dharma to Central Asia and Far East countries, thereby adapting the local style and norms in each new host country.
Nguồn: https://www.socialnews.xyz/2022/07/12/buddhism-along-the-silk-route/